Tìm hiểu tầm soát ung thư tuyến tiền liệt gồm những hạng mục nào
Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là một loại căn bệnh ác tính có tỷ lệ tử vong cao, chỉ sau ung thư phổi. Vì vậy, việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường được các chuyên gia y tế khuyến khích thực hiện, bởi hoạt động này giúp phát hiện và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm. Để hiểu rõ hơn về các tầm soát ung thư tuyến tiền liệt gồm những hạng mục nào, mời quý độc giả tham khảo các thông tin dưới đây.
TẦM SOÁT UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Khi các tế bào bên trong tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển không theo quy luật tự nhiên (có thể là quá sản, loạn sản, dị sản tế bào), sẽ hình thành nên khối u tại cơ quan này. Loại u này có thể tồn tại dưới dạng lành tính hoặc ác tính.
Bệnh rất khó được phát hiện ở giai đoạn đầu do vậy nếu như không thể sớm phát hiện điều trị, có thể tiến sang giai đoạn di căn đến những cơ quan khác ngoài tuyến tiền liệt, vô cùng nguy hiểm. Ví dụ, khối u có thể lan tới bàng quang, túi tinh, hoặc trực tràng ở gần nó. Thậm chí, nó cũng có thể xuất hiện tại xương, gan và phổi,...
Nếu việc tầm soát ung thư tiền liệt tuyến được tiến hành định kỳ, khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh sẽ càng có hiệu quả. Nam giới ngoài 50 tuổi, đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao sau đây, nên thực hiện tầm soát ung thư tiền liệt tuyến định kỳ:
⇔ Có người thân trong gia đình từng bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến;
⇔ Đang gặp phải các vấn đề về niệu đạo;
⇔ Phát hiện máu trong tinh dịch;
⇔ Gặp rối loạn cương dương;
⇔ Thay đổi thói quen đi tiểu, bao gồm đau rát khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu, và tiểu đêm;
VẬY TẦM SOÁT UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT GỒM NHỮNG HẠNG MỤC NÀO
Dưới đây là các danh mục thường được chỉ định khi bệnh nhân thực hiện tầm soát ung thư tiền liệt tuyến:
Xét nghiệm PSA
PSA, viết tắt của Prostate-Specific Antigen, là một loại kháng nguyên được sản xuất tại tuyến tiền liệt và cũng có thể xuất hiện tại một số cơ quan khác trong cơ thể. Mức độ PSA trong máu tăng cao có thể chỉ ra nguy cơ mắc phải ung thư tiền liệt tuyến.
Mức độ PSA bình thường thường được xác định dưới 4 ng/mL. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá trị này không áp dụng cho tất cả nam giới do kích thước của tuyến tiền liệt có thể thay đổi theo tuổi tác. Do đó, mức độ PSA bình thường được giới hạn theo độ tuổi như sau:
Từ 40 - 49 tuổi: PSA ≤ 2.5 ng/mL
Từ 50 – 59 tuổi: PSA ≤ 3.5 ng/mL
Từ 60 – 69 tuổi: PSA ≤ 4.5 ng/mL
Từ 70 – 79 tuổi: PSA ≤ 6.5 ng/mL
Hiện nay, xét nghiệm PSA vẫn được coi là một phương pháp hiệu quả và phổ biến trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Nó không chỉ giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm mà còn có thể cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh trước khi các triệu chứng xuất hiện khoảng 25 - 30 năm. Ngoài ra, xét nghiệm PSA còn hữu ích trong việc đánh giá tiến triển của bệnh và hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Khám tuyến tiền liệt qua trực tràng
Trước khi thực hiện kiểm tra, bác sĩ thường đeo găng tay y tế và bôi trơn đầu ngón tay trước khi đưa ngón tay vào hậu môn để kiểm tra tuyến tiền liệt. Phương pháp này tương đối đơn giản và nhanh chóng, nhưng có thể gây cảm giác không thoải mái cho người bệnh trong quá trình kiểm tra. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là phương pháp này không đảm bảo phát hiện được ung thư tiền liệt ở giai đoạn đầu.
Siêu âm
Thông tin từ siêu âm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Có hai phương pháp siêu âm phổ biến thường được bác sĩ sử dụng:
Siêu âm trên xương mu: Phương pháp này cho phép đánh giá tình trạng của đường tiểu và ảnh hưởng của ung thư lên chúng. Ngoài ra, siêu âm cũng giúp đo kích thước của tuyến tiền liệt và phát hiện các yếu tố bất thường trên thành bàng quang. Nó cũng có khả năng phát hiện khối u có thể gây chèn ép và gây ra các vấn đề như giãn niệu quản và tắc nước.
Siêu âm qua trực tràng: Hình ảnh thu được từ đầu dò của phương pháp này thường rõ ràng hơn so với siêu âm trên xương mu. Phương pháp này có thể phát hiện các khối u nhỏ (khoảng 2 - 4mm) trong tuyến tiền liệt. Dưới sự hướng dẫn của đầu dò, bác sĩ cũng có thể sử dụng thiết bị gắn trên đầu dò để thực hiện việc sinh thiết trong quá trình siêu âm.
Chụp cộng hưởng từ MRI
MRI là một công cụ quan trọng giúp bác sĩ đánh giá mức độ lan rộng của khối u ác tính đến các tổ chức xung quanh. Trong đó, MRI nội trực tràng được ưa chuộng trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến vì mang lại hình ảnh rõ ràng và chất lượng cao của trực tràng.
So với các phương pháp khác, MRI nội trực tràng có độ chính xác cao hơn đáng kể. Nó cung cấp thông tin chi tiết về sự xâm lấn của ung thư vào tuyến tiền liệt, hậu môn và trực tràng, làm tăng hiệu quả của quá trình sinh thiết.
Sinh thiết tuyến tiền liệt
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp mà chỉ số PSA tăng cao hoặc có nghi ngờ về tổn thương bất thường dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và siêu âm tuyến tiền liệt. Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết qua đường tầng sinh môn hoặc qua trực tràng, và quyết định lựa chọn phương pháp cụ thể dựa trên đánh giá và chỉ định của mình.
Chia sẻ thêm từ chuyên gia
Theo chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận nằm tại số 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận nam giới cần chủ động trong việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt cũng đặc biệt khi bản thân có những dấu hiệu bất thường. Hiện tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận là địa chỉ uy tín, cung cấp dịch vụ khám chữa nam khoa chất lượng, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nam giới tìm đến đây sẽ được khám chữa và điều trị bệnh an toàn bằng những phương pháp hiện đại.
Trên đây chúng ta đã cùng cập nhật tất cả những thông tin xoay quanh tầm soát ung thư tuyến tiền liệt gồm những hạng mục nào. Mọi câu hỏi, thắc mắc cần tư vấn hỗ trợ bệnh tuyến tiền liệt, bệnh nam khoa có thể gọi điện đến số điện thoại 1900866600 hoặc click vào khung chat sẽ có chuyên gia lắng nghe và lý giải kịp thời.