• Thời gian làm việc 08:00 - 18:00 (cả tuần)
  • Địa chỉ 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Thắc mắc: Những đối tượng nào cần xét nghiệm HPV?

Ngày đăng: 16/03/2024

Nhiều chị em thường hay thắc mắc những đối tượng nào cần xét nghiệm HPV? Vì virus HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, một trong những căn bệnh phụ khoa đáng lo ngại và có tỷ lệ tử vong cao sau ung thư vú. Để kiểm soát tình trạng này, việc thực hiện các xét nghiệm nhằm tìm kiếm và sàng lọc ung thư cổ tử cung trở nên cực kỳ quan trọng. Trong đó, xét nghiệm HPV được xem là biện pháp hiệu quả nhất.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận

HPV là gì?

HPV (Human Papillomavirus) là một loại virus gây ra u nhú ở người và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều gây bệnh. Theo các nghiên cứu, trong số 100 chủng HPV được phát hiện, chỉ có khoảng 40 loại gây ra bệnh ở hậu môn và bộ phận sinh dục.

Trong số đó, chủng HPV số 16 và 18 chiếm tỷ lệ cao nhất, gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, HPV cũng có thể gây ra ung thư ở hậu môn, âm đạo, âm hộ và dương vật. Nguy cơ nhiễm HPV cao nhất thường xảy ra ở phụ nữ trẻ đã từng có quan hệ tình dục hoặc có nhiều đối tác tình dục. Virus này thường lây lan chủ yếu qua đường tình dục, nhưng cũng có thể lây nhiễm qua đường miệng hoặc hậu môn.

Xét nghiệm HPV là gì?

Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về xét nghiệm HPV và những đối tượng nào cần xét nghiệm HPV. Đây là một phương pháp tầm soát và phát hiện virus HPV ở phụ nữ từ độ tuổi 30 trở lên. Có hai loại xét nghiệm phổ biến để phát hiện virus HPV:

Xét nghiệm Pap: Chuyên gia sẽ kiểm tra tế bào của cổ tử cung dưới kính hiển vi để tìm kiếm các biểu hiện của virus HPV như tế bào rỗng.

 Xét nghiệm HPV: Thường được thực hiện song song với xét nghiệm Pap. Kết quả sẽ cho biết liệu bạn có bị nhiễm virus HPV hoặc loại virus nào hay không.

Vai trò của xét nghiệm HPV

Kết quả của xét nghiệm HPV không phải là bằng chứng cụ thể về việc có ung thư hay không ở bệnh nhân, nhưng xét nghiệm có thể xác định chủng loại virus mà bệnh nhân đang mang trong cơ thể. Từ đó sẽ giúp bệnh nhân nhận biết được dấu hiệu của nguy cơ mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung hay không thông qua kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm âm tính

Mặc dù xét nghiệm HPV cho kết quả âm tính thể hiện chị em không có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan và tự tin rằng mình không mắc ung thư cổ tử cung. Lý do là bệnh ung thư này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể xét nghiệm chỉ phát hiện một phần nhỏ các chủng virus, trong khi vẫn còn nhiều loại virus khác chưa được phát hiện.

Do đó, để tăng độ chính xác trong việc sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung, các chuyên gia thường khuyến nghị kết hợp sử dụng cả hai phương pháp xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap. Ngay cả khi kết quả xét nghiệm HPV là âm tính, vẫn được khuyến nghị tiêm phòng vắc-xin HPV để tăng cơ hội phòng tránh bệnh.

Xét nghiệm dương tính

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm HPV là dương tính, cho thấy tồn tại virus HPV trong cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ của bệnh và tổn thương ở cổ tử cung, chuyên gia sẽ đề xuất bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác:

► Kiểm tra sinh thiết tế bào cổ tử cung giúp phát hiện tế bào bất thường.

► Nội soi cổ tử cung để quan sát tổn thương và kết hợp với việc lấy mẫu sinh thiết để tiến hành xét nghiệm.

► Kết hợp với việc thực hiện xét nghiệm Pap để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận

Những đối tượng nào cần xét nghiệm HPV?

Theo các chuyên gia phụ khoa, có một số nhóm người được khuyến nghị thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung bao gồm:

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người có nguy cơ cao và chưa từng thực hiện bất kỳ phương pháp tầm soát nào cho ung thư cổ tử cung trước đó. Tuy nhiên, phụ nữ từ 21 tuổi cũng nên xem xét thực hiện các xét nghiệm tầm soát.

 Những người có dấu hiệu bất thường như rong kinh, chảy máu không bình thường ngoài kỳ kinh.

 Người có cảm giác đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục.

 Những người mắc phải viêm nhiễm phụ khoa mãn tính.

Đây là những nhóm đặc biệt cần được thực hiện tầm soát sớm để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư cổ tử cung và bắt đầu các biện pháp can thiệp kịp thời. Quyết định về việc thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh lý của từng người. Do đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:

Từ 21 tới 29 tuổi

Việc tiến hành tầm soát sớm ung thư cổ tử cung ở nhóm tuổi từ 21 đến 29 nên bắt đầu bằng việc sử dụng phương pháp xét nghiệm Pap. Lần xét nghiệm đầu tiên được khuyến nghị là vào độ tuổi 21 và sau đó tiếp tục thực hiện xét nghiệm Pap mỗi 3 năm. Dưới 21 tuổi thì không cần thiết phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap.

Từ 30 tới 65 tuổi

Trong độ tuổi từ 30 đến 65, bạn được khuyên nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong các phương pháp sau:

Xét nghiệm HPV 5 năm/lần: Nếu kết quả là bình thường, bạn có thể chờ đợi 5 năm nữa để tiếp tục kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung trong lần tiếp theo.

⇒ Kiểm tra HPV kết hợp với xét nghiệm Pap 5 năm/lần: Nếu cả hai kết quả đều bình thường, bạn có thể chờ đợi 5 năm sau để tiếp tục đợt kiểm tra sàng lọc.

⇒ Xét nghiệm Pap 3 năm/lần: Nếu kết quả là bình thường, bạn có thể đợi 3 năm sau thực hiện đợt kiểm tra Pap tiếp theo.

Theo hướng dẫn mới nhất về sàng lọc ung thư, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV ở tuổi 25 và tiếp tục thực hiện 5 năm/lần cho đến độ tuổi 65. Tuy nhiên, quyết định về cách thực hiện kiểm tra sàng lọc ung thư nên dựa trên tình trạng sức khỏe và lời khuyên của chuyên gia.

Trên 65 tuổi

Khi bạn đạt đến độ tuổi 65 và các kết quả xét nghiệm HPV/Pap trước đó đều bình thường, hãy thảo luận với chuyên gia để đưa ra quyết định liệu nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hay không. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào được phát hiện, bạn vẫn cần tiếp tục thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sau khi vượt qua độ tuổi 65.

Địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín

Nhằm đảm bảo hiệu quả của việc xét nghiệm HPV đối với sức khỏe phụ nữ, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để thăm khám. Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận là một địa chỉ uy tín chuyên khám và điều trị các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư cổ tử cung. Với đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao sẽ giúp chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp cho chị em.

Đồng thời, môi trường khám chữa bệnh tại Phòng khám sạch sẽ và máy móc được trang bị tấn tiến, hiện đại đã hỗ trợ quá trình Thăm khám - Chữa trị diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ. Từ đó giúp Phòng khám tạo dựng được niềm tin mãnh liệt đối với đông đảo bệnh nhân.

Dưới đây là thông tin liên hệ của Phòng khám để chị em đặt lịch đến thăm khám và xét nghiệm HPV:

♦ Địa chỉ: 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

♦ SĐT: 1900866600

Với những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ những đối tượng nào cần xét nghiệm HPV để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc khác, bạn hãy gọi đến hotline của Phòng khám hoặc bấm vào khung chat bên dưới nhé!

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận