• Thời gian làm việc 08:00 - 18:00 (cả tuần)
  • Địa chỉ 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận

Táo bón ra máu là bệnh gì? điều trị bằng cách nào?

Ngày đăng: 07/03/2024

Táo bón ra máu không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại. Vậy táo bón ra máu có thể là bệnh gì và đâu là cách chữa táo bón hiệu quả?

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận

TÁO BÓN RA MÁU CÓ THỂ LÀ BỆNH GÌ?

Tình trạng táo bón có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng phụ nữ có thai và người cao tuổi là những người dễ mắc nhất.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón, phải kể đến như là: thói quen ăn uống, nhịn đi đại tiện thường xuyên, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ảnh hưởng của một số loại thuốc kháng sinh,... tuy nhiên nếu bạn cải thiện vấn đề trên thì chứng táo bón sẽ biến mất.

Bên cạnh đó tình trạng táo bón kéo dài gây mệt mỏi, ảnh hưởng đời sống của bạn thì có thể là do một số bệnh lý hậu môn trực tràng gây ra mà bạn không nên chủ quan có thể đó là:

• Bệnh trĩ: Các búi trĩ hình thành cản trở đường thoát của phân dẫn đến hiện tượng đại tiện khó, táo bón thường xuyên, đại tiện đau, đi cầu ra máu, xuất hiện thịt thừa hậu môn,…

• Áp xe hậu môn: Các khối áp-xe hình thành, chèn ép vào ống hậu môn, gây hiện tượng táo bón, đau hậu môn dữ dội, đứng, ngồi hay đi lại cũng gây đau hậu môn,…

• Polyp hậu môn: Sự tăng sinh niêm mạc ống hậu môn hình thành các khối polyp khiến phân khó thoát ra ngoài, gây đại tiện khó, táo bón kinh niên, phân nhỏ dẹt,…

• Viêm đại – trực tràng: Các vết viêm loét trong đại – trực tràng gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến táo bón xen kẽ tiêu chảy, đau bụng đi cầu, đại tiện ra máu lẫn chất nhầy,…

• Ung thư hậu môn – trực tràng: Khối u ở hậu môn – trực tràng khiến phân khó thoát ra ngoài, gây táo bón, đi cầu không hết bãi, đau bụng, sụt cân, người mệt mỏi,…

Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý các biểu hiện của táo bón kéo dài và đi khám càng sớm càng tốt như:

- Trong một tuần, đi đại tiện ít hơn 3 lần.

- Đặc điểm phân bất thường: Phân khô, cứng, rời rạc.

- Người bệnh thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi.

- Sau khi đi vệ sinh vẫn có cảm giác phân chưa được đẩy hết ra bên ngoài.

- Trong và sau khi đi đại tiện xuất hiện tình trạng chảy máu.

- Có cảm giác chán ăn, buồn nôn.

TÁC HẠI VỀ SAU CỦA BỆNH TÁO BÓN RA MÁU

Phần lớn những bệnh nhân mắc táo bón trong một thời gian ngắn đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể biến chuyển thành mạn tính làm giảm chất lượng sống và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:

 Táo bón lâu ngày dẫn đến ứ phân: Phân không được đẩy hết ra ngoài sẽ tồn đọng lại trong ruột và ngày qua ngày chúng sẽ dính vào nhau tạo thành một khối tắc nghẽn lớn. Tình trạng này khiến ruột kết không thể co bóp để tống phân ra ngoài vì thế chúng sẽ bị ứ đọng trong đại tràng.

 Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Người bị táo bón phải rặn mạnh mới có thể tống phân ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân làm giãn và sưng các tĩnh mạch hậu môn, các tĩnh mạch quanh trực tràng và từ đó hình thành nên các búi trĩ.

 Biến chứng nứt hậu môn: Tình trạng phân cứng và khô không chỉ khiến cho việc đại tiện trở nên khó khăn mà khi bệnh nhân rặn mạnh còn rất dễ gây ra những vết rách ở mô lót hậu môn. Tình trạng này gây đau và ngứa, thậm chí còn gây chảy máu.

 Sa trực tràng: Thói quen rặn mạnh khi đại tiện trong một thời gian dài chính là nguyên nhân dẫn tới một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa xuống, trượt khỏi vị trí của nó.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận

ĐÂU LÀ CÁCH CHỮA TÁO BÓN HIỆU QUẢ?

Nhiều người khác xem nhẹ chứng táo bón và cứ để chúng tự hết chứ không điều trị. Tuy nhiên càng kéo dài thì các biến chứng càng dễ xuất hiện. Do đó, các bác sĩ đã đưa ra một số biện pháp giúp chữa khỏi chứng táo bón hiệu quả như sau:

 Chữa táo bón tại nhà

Bệnh nhân có thể thử thay đổi thói quen sinh hoạt như: tập đi đại tiện đúng giờ, uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau củ quả, tập thói quen ngủ sớm, luyện tập thể thao, tránh tâm lý căng thẳng khi đi đại tiện...

 Chữa táo bón bằng thuốc

Trong trường hợp mắc các bệnh lý về hậu môn trực tràng nhưng ở giai đoạn nhẹ và việc thay đổi thói quen sinh hoạt không nhưng không hiệu quả. Bác sĩ sẽ áp dụng các loại thuốc có tác dụng nhuận tràng, tăng cường nhu động ruột, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, hỗ trợ tiêu búi trĩ… được kê đơn dựa vào thể trạng và loại bệnh lý gây táo bón.

 Chữa táo bón bằng phương pháp ngoại khoa

Hiện bệnh trĩ chiếm nhiều tỷ lệ gây ra táo bón kéo dài và làm nứt, chảy máu hậu môn. Do đó 2 phương pháp PPH và HCPT sẽ được áp dụng để loại bỏ hiệu quả.

◐ Phương pháp PPH: Dùng máy kẹp để khâu búi trĩ tự động, cắt nguồn cung cấp máu đến búi trĩ, khiến búi trĩ tự rụng dưới sự kiểm soát của kính hiển vi có độ phân giải lớn.

◐ Kỹ thuật HCPT: Chuyên dùng để chữa trĩ ngoại, nứt hậu môn, rò hậu môn, áp-xe hậu môn… bằng sóng điện cao tần mà không dùng đến dao mổ truyền thống. Có tác dụng làm đông và thắt nút mạch máu, sau đó dùng dao điện để loại bỏ mầm bệnh an toàn.

► Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận là phòng khám chuyên về hậu môn trực tràng đã chữa trị thành công cho nhiều trường hợp, giúp bệnh nhân thoát khỏi các bệnh lý trong thời gian sớm nhất.

► Đồng thời bệnh nhân đến khám tại đây còn hài lòng và thoải mái bởi các dịch vụ chuyên nghiệp, sự phục vụ tận tâm của các chuyên viên y tá. Sự khám chữa trị kỹ càng của đội ngũ bác sĩ có chuyên môn.

► Máy móc tại phòng khám cũng được đầu tư nhập khẩu từ nước ngoài, mang lại những ưu điểm tích cực trong việc khám chữa trị, hiệu quả cao, hạn chế tái phát, không gây tổn thương trên da,...

► Chi phí thăm khám tại phòng khám cũng hoàn toàn có sự hợp lý. Mức giá niêm yết công khai minh bạch rõ ràng, không phát sinh và không tăng giá kể cả khi bệnh nhân khám chữa bệnh ngoài giờ.

⇒ Bạn hoàn toàn có thể chủ động đặt hẹn khám tại Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận thông qua số 1900866600 hoặc nhấp vào Khung Chat bên dưới để được chuyên viên gửi mã số khám trước online, khám theo khung giờ mà bạn lựa chọn (8h – 20h) mỗi ngày.

Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận